Bào chế và sinh dược học Tập 2

Bào chế học là môn học nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế. Từ khi môn Sinh dược học ra đời, Bào chế học đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Môn Bào chế – Sinh dược học nghiên cứu ảnh hưồng của các yếu tố lý, hoá của dược chất, của tá dược, kỹ thuật bào chế, dạng thuốc… đến tác dụng của thuốc, từ đó hưóng đến việc bào chế ra các dạng thuốc có hoạt tính trị liệu tốt nhất và ít tác dụng không mong muôn nhất.

Xem thêm

Hóa dược Tập 1

Giáo trình Hoá dược - tập 1 xuất bản lần này gồm 24 chương, chia làm hai tập. Tập 1, 14 chương, sinh viên học vào học kỳ thứ 5; tập 2, 10 chương, sinh viên học vào học kỳ thứ 6. Trong mỗi chương, trình bày khái quát về nội dung của chương, về từng nhóm thuốc trong chương, trong đó nêu lên mối liên quan giữa cấu trúc hoá học và tác dụng dược lý (nếu có thể); trình bày một số chất thuốc đại diện từng chương bao gồm tên gốc, tên biệt dược, công thức, tên khoa học, điều chế, tính chất (trong đó nêu lên các tính chất lý học, hoá học để ứng dụng các tính chất đó trong pha chế, bảo quản và kiểm nghiệm thuốc), công dụng, những điều cần chú ý khi sử dụng.

Xem thêm

Công nghệ bào chế dược phẩm Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học

Cuốn sách" Công nghệ bào chế dược phẩm" là giáo trình của công nghệ sản xuất thuốc. Cuốn sách cung cấp những thông tin kiến thức tối thiểu về công nghệ bào chế dược phẩm, nguên lý hoạt động cũng như phạm vi ứng dụng trang thiết bị, máy móc đó và công nghệ bào chế dạng thuốc vối công nghệ kết hợp ứng dụng những phụ gia truyền thống và hiện đại vào các dạng thuốc như nén , viên bao, viên nang.

Xem thêm

Hóa lý dược

Sách được viết ở mức độ đảm bảo kiến thức cốt lõi của Hóa Lý, đồng thời cập nhật kiến thức hiện đại về Hóa Lý Dược cần thiết cho sinh viên khi học tập các môn chuyên ngành, cũng như cần cho các Dược sĩ hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. Do quy định khung chương trình rất hạn chế về thời lượng giảng dạy nên nội dung được in chữ nhỏ là phần mở rộng để sinh viên tham khảo.

Xem thêm

Bài Giảng Dược liệu tập 1

Cuốn "bài giảng dược liệu" là sách giáo khoa dùng cho sinh viên Dược đã được xuất bản từ năm 1980. Hiện nay hai Bộ môn dược liệu của 2 trường (trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Dược Hà Nội) thấy cần thiết phải biên soạn lại để sách đáp ứng theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo và chủ yếu là có giáo trình để đáp ứng việc học tập của sinh viên.

Xem thêm

Bán dẫn hữu cơ polyme

Cuốn sách "Bán dẫn hữu cơ polyme công nghệ chế tạo, tính chất và ứng dụng" của tác giả Nguyễn Đức Nghĩa được soạn thảo từ những tài liệu về kết quả nghiên cứu khoa học mà tác giả làm chủ nhiệm hoặc tham gia, đồng thời tác giả cũng cập nhật những kiến thức mới nhất về lĩnh vực này trên thế giới. Cuốn sách gồm 8 chương, được chia thành hai phần.

Xem thêm

Các quá trình cơ bản trong tổng hợp hữu cơ

Cuốn Các quá trình cơ bản trong tổng hợp hữu cơ nội dung bao gồm 13 chương chia thành hai phần chính, phần đầu là các quá trình cơ bản về hình thành nhóm thể mới, phần thứ hai là các quá trình cơ bản về biến đổi nhóm thể.

Xem thêm

Tổng hợp một số hợp chất có hoạt tính sinh học

Tổng hợp toàn phần Cephalosporin C và cephalotin; các kháng sinh nhóm cephalosporin, tổng hợp emetine và reserpine, và uncamine...

Xem thêm

Hóa dược và kỹ thuật tổng hợp 2

Nội dung cuốn sách đề cập tới: Thuốc tác dụng tới hệ thần kinh thực vật; Thuốc tác dụng tới tim; Thuốc điều chỉnh huyết áp; Thuốc tác dụng tới cơ quan tạo máu và tới máu; Thuốc tác dụng tới cơ quan hô hấp; Thuốc lợi niệu; Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa; Thuốc trị sốt rét; Thuốc trị lỵ Amip; Thuốc trị giun sán; Các chất tẩy trùng; Histamin và thuốc kháng histamine; Thuốc hạ nhiệt giảm đau; Các thuốc kháng viêm loại phi steroid; Thuốc điều trị ung thư.

Xem thêm

Kỹ thuật sản xuất dược phẩm

Kỹ thuật tổng hợp hóa dược: Một số kiến thức chung về công nghiệp hóa dược, nitro hóa, sulfo hóa, halogen hóa, ankyl hóa, acyl hóa, ester hóa, phản ứng thủy phân, oxy hóa, khủ hóa, diazo hóa, phản ứng ngưng tụ; Kỹ thuật chiết xuất dược liệu: một số kiến thức cơ bản về chiết xuất dược liệu, một số quá trình thường gặp ở giai đoạn tinh chế, kỹ thuật sản xuất một số nguyên liệu dưới dạng cao thuốc 199, chiết xuất alcaloid, chiết xuất các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên khác

Xem thêm